Báo cáo FMCG Monitor năm 2021 mới nhất của Kantar đã tổng hợp và cập nhật những xu hướng phát triển trọng điểm của ngành Hàng tiêu dùng tại 4 Thành phố chính (HCM/ Hà Nội/ Đà Nẵng/ Cần Thơ) và khu vực nông thôn Việt Nam.
Trong năm 2021, các kênh bán lẻ tiện lợi như online và siêu thị mini tiếp tục được người tiêu dùng lựa chọn trong thời kỳ giãn cách xã hội.
Tình hình COVID-19
Nhờ vào nỗ lực của Chính phủ trong 2 quý cuối năm 2021, 80% dân số Việt Nam đã được tiêm đủ 2 mũi vắc-xin. Tuy nhiên, số ca dương tính vẫn tăng cao sau giai đoạn giãn cách, đặt ra nhiều thách thức cho tăng trưởng kinh tế, hoạt động kinh doanh cũng như đời sống sinh hoạt của người tiêu dùng trong nửa đầu năm 2022.
Các mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng
Với tình hình căng thẳng của đại dịch, sức khoẻ và an toàn thực phẩm vẫn đang là mối quan tâm hàng đầu của các hộ gia đình Việt Nam ở thành thị 4 thành phố chính, trong khi đó lo lắng về thu nhập và việc làm đã giảm đi sau khi lệnh giãn cách được gỡ bỏ.
Quan điểm của người tiêu dùng
Niềm tin của người tiêu dùng cả về triển vọng kinh tế và tình hình tài chính được cải thiện trong quý IV/2021 nhờ tỷ lệ tiêm chủng cao và việc dỡ bỏ các biện pháp giãn cách, tuy nhiên vẫn chưa trở lại mức trước đại dịch.
Sự gia tăng về giá trung bình được quan sát ở nhiều sản phẩm tiêu dùng, đặc biệt là đường. Trong năm 2021, ngành hàng này đạt mức tăng trưởng mạnh mẽ, chủ yếu vì giá mua bình quân tăng trên 20%
Khu vực thành thị 4 thành phố chính
Các kênh bán lẻ tiện lợi như online và siêu thị mini tiếp tục được người tiêu dùng lựa chọn trong thời kỳ giãn cách xã hội và ngày càng trở nên quan trọng trong thị trường bán lẻ hiện nay ở khu vực 4 thành phố chính.
Khu vực nông thôn
Bức tranh tương tự cũng được quan sát thấy ở khu vực nông thôn với sự mở rộng của các kênh mua sắm mới nổi như online và siêu thị mini.
Tiêu điểm chính: